Nội dung Das Tagebuch der Anne Frank

Anne là một cô bé hồn nhiên vui tươi với một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc. Mùa hè tháng 5 năm 1935, gia đình Anne đi thăm họ hàng ở Sils Maria (de), Thụy Sĩ. Tuy họ hàng khuyên nhủ hãy chuyển sang Thụy Sĩ sinh sống nhưng ông Otto Frank vẫn muốn ở lại Amsterdam. Thế nhưng sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã trên lãnh thổ Hà Lan cùng các luật lệ phân biệt chủng tộc mà chế độ này dành cho người Do Thái khiến cho cuộc sống của Anne ngày càng khó khăn: người Do Thái phải mang ngôi sao vàng trên áo khoác, không được tắm biển, không được lái xe đạp, không được đến rạp chiếu phim, v.v. Vào sinh nhật thứ 13, cô nhận được một quyển nhật ký làm quà. Kể từ đó, đây là nơi Anne ký thác các tâm sự của mình, từ niềm vui nỗi buồn đến các tâm tình phiền muộn. Tất cả đều ở dạng các bức thư gửi đến người bạn tưởng tượng Kitty.

Chỉ vài tuần sau, tức ngày 6 tháng 7 năm 1942, nhà Frank phải khăn gói đi ẩn náu vì cô con gái lớn Margot nhận được lệnh đi đến trại lao động. Chỗ ẩn náu là một căn hộ ba tầng bí mật có lối vào được nguỵ trang bằng một giá sách đặt trong một phòng kho chứa đồ cũ kỹ. Tất cả đều nằm trong văn phòng kinh doanh của công ty Opekta, công ty của ông Otto Frank. Nhà Frank phải chia chỗ ẩn náu với 4 người Do Thái nữa. Trong quá trình chung sống, tính cách của Anne gây ra một số xích mích với người lớn: mâu thuẫn với mẹ Edith, xích mích với bà van Daan, bất hoà với nha sĩ Fritz Pfeffer. Mọi hỷ nộ ái ố đều được Anne ghi lại trong nhật ký.

Cũng có lúc chỗ trú ẩn này rơi vào những tình thế hiểm nguy: các cuộc không kích nhằm vào Amsterdam (chẳng hạn như vào ngày 25 tháng 7 năm 1943), trộm đột nhập vào kho xưởng khiến mọi người trong nhà hoảng sợ. Không những thế, vài nhân viên trong xưởng (chẳng hạn như Van Maaren) bắt đầu sinh nghi vì nghe thấy những tiếng động bất thường. Song song với phát triển tính cách, vì nay đã đến tuổi thiếu nữ nên Anne bắt đầu tò mò về cơ thể mình. Cô bé háo hức mong chờ tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Sau này, Anne và Peter van Daan bắt đầu yêu nhau, trao nhau nụ hôn đầu và lén lút âu yếm nhau sau lưng bố mẹ. Thấy thế, bố Otto đề nghị Anne phải kiềm chế.

Nghe được tin tức quân Đồng Minh sắp sửa đến giải phóng Amsterdam, ai nấy đều vui mừng khôn xiết. Không ngờ rằng, vào ngày 4 tháng 8 năm 1944 tầm lúc 10 giờ, do có chỉ điểm bí mật, cảnh sát ập vào tòa nhà và bắt giữ tất cả những người Do Thái, đưa họ lên tàu đến trại trung chuyển Westerbork (nl) rồi đến trại tập trung Auschwitz. Sau này, tất cả đều lần lượt bỏ mạng trong các trại tập trung, chỉ có Otto là sống sót.[6][7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Das Tagebuch der Anne Frank http://diepresse.com/home/kultur/film/filmkritik/4... http://www.dw.com/de/neuverfilmung-eines-ber%C3%BC... http://www.fbw-filmbewertung.com/film/das_tagebuch... http://www.hollywoodreporter.com/news/toni-erdmann... http://www.filmstiftung.de/standort/film-commissio... http://www.fnp.de/nachrichten/kultur/Maedchen-aus-... http://www.next-generation-schauspiel.de/Jugendlic... http://www.spiegel.de/kultur/kino/das-tagebuch-der... http://www.sueddeutsche.de/politik/film-vom-sockel... http://www.tagesspiegel.de/kultur/tagebuch-der-ann...